Rebrand là gì? Các yếu tố tạo nên thành công khi tái cấu trúc thương hiệu

Rebrand là gì? Các yếu tố tạo nên thành công khi tái cấu trúc thương hiệu

Nội dung bài viết

    Thương hiệu tồn tại nhờ bản sắc, giá trị cốt lõi hoặc từ những trải nghiệm của người tiêu dùng. Các xu hướng không ngừng phát triển và các đối thủ cạnh tranh mới liên tục xuất hiện. Do đó, các doanh nghiệp thành công luôn học cách tái cấu trúc thương hiệu của họ để phù hợp với khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng Cánh Cam tìm hiểu về Rebrand là gì và các yếu tố Rebrand đúng đắn để có thể mang lại thành công cho doanh nghiệp của bạn.

    1. Rebrand là gì?

    Vậy Rebrand là gì? Rebrand hay còn gọi là tái cấu trúc thương hiệu, làm mới thương hiệu, là quá trình doanh nghiệp xem xét lại chiến lược tiếp thị thương hiệu bằng cách thay đổi tên khác, logo mới, chiến lược marketing hay thiết kế lại website… với mục đích phát triển một bản sắc khác biệt, mới trong ấn tượng người tiêu dùng.

    Rebranding có thể bao gồm việc tạo ra một “bộ áo logo” mới, thay thế một sản phẩm mới, hoặc có thể là một tuyên bố nghiêm túc về một thông điệp mới. Không chỉ dừng lại ở việc làm mới hình ảnh, Rebrand yêu cầu thương hiệu thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm xây dựng nhận thức mới, tái xúc tiến lại các mối liên kết giữa thị trường mục tiêu và thương hiệu.

    Rebrand là gì?
    Rebrand là gì?

    Tái cấu trúc thương hiệu là một chiến lược hoàn toàn phổ biến, sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp luôn xuất hiện ở “trang đầu” trong nhận thức người tiêu dùng. Rebrand là động thái kinh doanh tất yếu đối với thương hiệu lớn mấy năm trở lại đây. Hãy nghĩ về cuộc làm mới thương hiệu gần đây của ông lớn Facebook với tên gọi mới là Meta - một ví dụ đương đại trong truyền thông thể hiện tầm nhìn tương lai của thế giới kỹ thuật số.

    2. Khi nào doanh nghiệp cần Rebrand - tái cấu trúc thương hiệu?

    Liệu thời điểm hợp lý để nhãn hàng của bạn xem xét việc Rebrand là khi nào?Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mà bạn có thể tham khảo về thời điểm lý tưởng nên tái cấu trúc thương hiệu.

    2.1 Khi doanh nghiệp muốn thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh

    Tầm nhìn và sứ mệnh là bức tranh tưởng tượng về tương lai được truyền tải một cách thuyết phục, là một thông báo chính thức về định hướng, mục tiêu chung sẽ gắn liền với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn thay đổi bức tranh tương lai, hoạt động Rebranding có thể giúp khách hàng có những nhận định khác, mới mẻ hơn.

    Điển hình là Uber với lần làm mới thương hiệu gần nhất để phá bỏ mối quan hệ cũ với những gì xảy ra trong quá khứ bởi công ty đang liên tục chìm trong khủng hoảng. Đồng thời Uber muốn thể hiện rõ ràng cam kết và tuyên bố một nền văn hóa mới được cải tiến tốt hơn.

    Uber thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh
    Uber thay đổi tầm nhìn và sứ mệnh

    2.2 Khi doanh nghiệp muốn làm mới hình ảnh thương hiệu

    Tùy vào sự trải nghiệm của mỗi khách hàng mà sẽ có những cảm nhận riêng khác nhau về hình ảnh thương hiệu. Ví dụ như, thương hiệu A và thương hiệu B cùng một sản phẩm trên thị trường, nhưng A lại có hình ảnh tích cực tới công chúng hơn B thì khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của A. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ muốn tái cấu trúc hình ảnh mới phù hợp với thời đại để đến gần với khách hàng mục tiêu hơn.

    2.3 Khi thị trường có sự biến động

    Trong kinh doanh vẫn luôn thay đổi từng ngày, nếu bạn chỉ giữ khư khư những giá trị đã cũ hoặc “dậm chân tại chỗ”, khách hàng dù trung thành cũng sẽ bỏ doanh nghiệp bạn mà đi. Ngoài ra, thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng khác, và thương hiệu của bạn cũng có thể bị lạc hoặc nhầm lẫn trong các thương hiệu tương tự nhau.

    Bởi vậy, việc Rebrand là điều cần thiết với doanh nghiệp nhằm tạo một làn gió mới đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng. Bằng cách mở rộng quy mô sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và tái cơ cấu thương hiệu để tiếp cận các thị trường mới, hoặc có lẽ chỉ cần theo kịp thời đại.

    Rebrand khi thị trường có sự biến động
    Rebrand khi thị trường có sự biến động

    2.4 Hình ảnh thương hiệu bị tác động tiêu cực

    Không ít thương hiệu cũng đang muốn “rũ bỏ” hình ảnh nhận diện cũ bởi vấn đề tiêu cực của họ gặp phải. Điển hình phải nhắc đến thương hiệu thời trang Burberry nhiều năm trở về trước, Burberry là một biểu tượng địa vị của những băng đảng và tên côn đồ trên khắp nước Anh. Vấn đề trở nên tệ đến nỗi nhiều quán rượu đã cấm Burberry không được tiếp cận khuôn viên của họ, do đó rất nhiều khách hàng đã từ bỏ thương hiệu vì mối liên kết tiêu cực.

    Để giải quyết vấn đề nghiêm trọng này, Burberry đã chọn Rebrand - tái cấu trúc thương hiệu và trở thành một thương hiệu quần áo cao cấp, xa xỉ nhất nước Anh, họ thậm chí còn sử dụng những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng trong việc làm mới thương hiệu như Emma Watson cho các chiến dịch quảng bá của mình.

    Chọn influencer thay đổi hình ảnh tích cực
    Chọn influencer thay đổi hình ảnh tích cực

    2.5 Tạo sự khác biệt với phần còn lại

    Sự làm mới thương hiệu còn xuất hiện khi có sự nhầm lẫn và tương đồng giữa thương hiệu của bạn với một thương hiệu khác, bởi nếu cứ tiếp tục thì bạn sẽ đánh mất tính cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Ngay cả các công ty hàng đầu cũng thay đổi tên thương hiệu của họ, chẳng hạn như Google thay đổi từ tên cũ “Backrub”

    Để luôn sẵn sàng cho việc Rebranding, hãy đảm bảo tên thương hiệu của bạn không bị quá hẹp về mặt ngữ nghĩa. Vì vậy, các công ty phát triển thường sẽ tìm kiếm một cái tên độc đáo, mới mẻ có thể giúp doanh nghiệp của mình tiến xa và nổi bật hơn.

    3. Những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện Rebrand

    Bất cứ chiến dịch Rebrand của thương hiệu lớn nào cũng thu hút nhiều sự chú ý và những cuộc tranh luận trái chiều trong thị trường. Vậy những lợi ích và rủi ro khi thực hiện Rebrand là gì?

    3.1 Lợi ích khi thực hiện Rebrand

    Sự cải tiến mới mẻ mà Rebranding mang lại sẽ là chìa khóa thành công để doanh nghiệp của bạn luôn xuất hiện đầu tiên với khách hàng trong bất cứ trường hợp tiêu dùng nào. Do đó dù thương hiệu đã dành được niềm tin và sự ưa chuộng của khách hàng trong một thời gian dài thì tái cấu trúc thương hiệu vẫn là chiến lược kinh doanh cần thiết.

    3.2 Rủi ro tiềm ẩn nếu khi tái cấu trúc thương hiệu

    Đổi mới thương hiệu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đánh đổi những giá trị đã được hình thành và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng để trở thành một hình ảnh khác lạ. Vậy nên một số rủi ro tiềm ẩn mà thương hiệu dễ gặp phải nếu không có một chiến dịch tái cấu trúc phù hợp:

    • Thiết kế hình ảnh mới không phù hợp với xu thế thời đại và thị hiếu người tiêu dùng.
    • Đánh mất lượng khách hàng trung thành hiện tại.
    • Kế hoạch tái cấu trúc thiếu hoàn chỉnh khiến khách hàng không hiểu được ý nghĩa việc thương hiệu thay đổi.
    Lợi ích và rủi ro khi thực hiện Rebrand
    Lợi ích và rủi ro khi thực hiện Rebrand

    4. Quy trình tái cấu trúc thương hiệu hiệu quả

    Nếu bạn đang cân nhắc việc tái cấu trúc cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải có một quy trình Rebrand rõ ràng. Dưới đây là 7 bước trong quy trình đổi mới thương hiệu hiệu quả.

    4.1 Đánh giá thương hiệu

    Để đánh giá được tình trạng thương hiệu thành công hay chưa, bạn cần phải giải đáp những câu hỏi này:

    • Thương hiệu doanh nghiệp là gì?
    • Doanh nghiệp đang làm gì?
    • Doanh nghiệp muốn được biết đến vì điều gì?
    • Tại sao doanh nghiệp muốn tái cấu trúc thương hiệu vào thời điểm này?

    Trước khi đầu tư một cách lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc thiết lập lại thương hiệu, bạn phải biết mục tiêu cuối đạt được là gì và câu chuyện về thương hiệu sẽ thể hiện ra sao. Bạn nên cân nhắc xem bạn có cần thuê một Branding Agency hay một chuyên gia tư vấn thương hiệu bên ngoài. Bởi một doanh nghiệp lớn hoặc bị cảm thấy quá tải vì quá trình đánh giá để tái cấu trúc thương hiệu là một thách thức rất lớn.

    Đánh giá thương hiệu
    Đánh giá thương hiệu

    4.2 Nghiên cứu thị trường

    Trong quá trình nghiên cứu thị trường bạn cần xác định được doanh nghiệp mình đang ở đâu và xung quanh vị thế doanh nghiệp như thế nào?

    • Bối cảnh thị trường hiện tại và phân khúc thị trường mục tiêu đang nhắm đến ra sao? Xu hướng vận hành như thế nào?
    • Bao nhiêu người tiêu dùng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu cung cấp? Nhu cầu khách hàng tiềm năng mong muốn sản phẩm, dịch vụ của bạn ra sao?
    • Có bao nhiêu sự lựa chọn tương tự có thể thay thế cho người tiêu dùng? Họ phải chi trả bao nhiêu cho những lựa chọn tương tự đó?
    • Phân khúc khách hàng của bạn tập trung ở vị trí nào?
    • Khách hàng trung thành và mục tiêu của bạn có phản ứng như thế nào khi biết thương hiệu bạn muốn tái cấu trúc?
    • Bạn muốn tiếp tục tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng cũ hay phát triển nhóm đối tượng khách hàng mới?
    • Bạn có thể phân loại khách hàng tiềm năng, sử dụng yếu tố nhân khẩu học như vẽ chân dung, phân tích rõ cá tính của người tiêu dùng được không?

    Hãy thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu nhóm khách hàng tập trung để tìm kiếm thông tin đầu vào của họ về câu chuyện thương hiệu thành công, danh tiếng hiện có và sản phẩm, dịch vụ thành danh của bạn. Một thương hiệu tốt sẽ bắt đầu với quá trình nghiên cứu cẩn thận. Bạn càng tìm tòi kiến thức thì cách tiếp cận và chiến lược của thương hiệu càng đúng đắn.

    4.3 Xác định sự khác biệt của thương hiệu

    Thương hiệu sẽ không tồn tại một mình trên thị trường, có vô vàn đối thủ cạnh tranh cũ và mới khác, thậm chí họ còn đã, đang và sẽ làm tốt hơn rất nhiều. Vậy thương hiệu bạn có điểm gì khác biệt để hấp dẫn khách hàng?

    Điển hình như thương hiệu tự hào về việc chỉ kinh doanh các sản phẩm thân thiện môi trường, hay bạn muốn truyền thông thương hiệu dẫn đầu công nghệ? Việc quá tập trung vào hấp dẫn mọi người là điều không cần thiết, bởi công việc bạn cần làm là tập trung vào dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường.

    Tạo sự khác biệt
    Tạo sự khác biệt

    Trong quá trình này, hãy lưu ý cẩn thận một số yếu tố trong chiến dịch thương hiệu sau đây:

    • Tầm nhìn: Tầm nhìn sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của việc Rebrand, khởi đầu từ thiết kế logo mới và kết thúc bằng việc đào tạo lại nhân viên. Nếu tầm nhìn đã thay đổi, điều quan trọng là phải đảm bảo giữ mọi người cùng quan điểm và mỗi một nhân viên hiểu rõ về mục tiêu.
    • Sứ mệnh: Sứ mệnh đóng vai trò là cam kết để thông báo cho nhân viên nội bộ và khách hàng bên ngoài biết doanh nghiệp của bạn đại diện cho điều gì. Do đó nếu bạn xác định lại sứ mệnh, nó có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong tương tác của thương hiệu.
    • Các giá trị: Khi các thương hiệu thay đổi, họ có thể điều chỉnh các giá trị của mình, kể cả giá trị cốt lõi. Vì vậy, nếu thương hiệu không còn ý định hỗ trợ các giá trị cũ, thì phải cập nhật kịp thời để phản ánh các giá trị mới sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của bạn.
    • Thông điệp thương hiệu: Khi các khía cạnh khác đang thay đổi thì phải nhất quán tương quan với thông điệp để nhận diện thương hiệu mới trên thị trường. Điều đó bao gồm việc nghiên cứu thương hiệu đại diện cho điều gì, mong muốn truyền tải thông điệp ra sao đều phải dựa trên đối tượng mục tiêu và thị hiếu của khách hàng.
    • Tên thương hiệu: Tên là yếu tố thương hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Việc đổi mới tên thương hiệu phải là một bước đi nghiêm túc vì việc làm này có thể khiến bạn mất đi định vị thương hiệu và lượng truy cập tìm kiếm cần thiết.
    • Slogan thương hiệu: Một slogan tốt phải phản ánh được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp và phải hấp dẫn và phản ánh giá trị độc đáo và gây được tiếng vang tích cực trên thị trường

    4.4 Tái cấu trúc điểm chạm thương hiệu

    Tái cấu trúc tất cả điểm chạm thương hiệu bao gồm bộ nhận diện thương hiệu, logo, trang web, bảng hiệu, danh thiếp,…. Mỗi khi bạn thử nghiệm một thiết kế mới, điểm nào mà khách hàng trung thành hoặc tiềm năng tương tác nhiều, hãy tự hỏi liệu nó sẽ phù hợp với chiến lược marketing của bạn hay không.

    Đảm bảo các yếu tố chính trong chiến lược Rebrand của bạn phải hỗ trợ tạo dựng bản sắc riêng biệt, hướng mục tiêu chung và đem đến trải nghiệm nhất quán cho khách hàng.

    • Logo: là một trong những điểm dễ ghi nhớ nhất của thương hiệu. Việc thiết kế logo cần phải dễ nhớ, đơn giản và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Đồng thời phải tương quan với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu về lâu dài.
    • Bảng màu: Màu sắc đặc trưng có thể làm tăng khả năng nhận diện lên 80% , nhưng phải phù hợp với đặc điểm mới của thương hiệu cũng như tạo được tiếng vang tích cực với thị trường mục tiêu của bạn.
    • Phông chữ: Phông chữ mới phải phản ánh cá tính thương hiệu. Tuy nhiên, hãy chọn phông chữ kiểu chữ dễ đọc, dễ hiểu và dễ thích ứng với các tài liệu in, điện tử khác.
    • Bộ nhận diện thương hiệu: Là phương tiện truyền tải thông điệp, chúng giúp khách hàng ghi nhớ bản sắc, liên tưởng cá tính thương hiệu một cách rõ ràng. Ngoài ra, đồ họa, hình ảnh trên website của mình phải hỗ trợ giá trị cốt lõi của thương hiệu và phản ánh thị trường mục tiêu.
    • Brand Guideline: Công cụ giúp các thành viên trong doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thương hiệu. Ngoài ra, bằng cách cung cấp chúng sẽ cho phép nội bộ tổ chức duy trì các khái niệm trực quan nhất quán, thiết kế và truyền thông đúng quy cách.
    Rebrand điểm chạm
    Rebrand điểm chạm

    4.5 Triển khai nội bộ

    Tái cấu trúc thương hiệu là quá trình điều chỉnh nội bộ trong doanh nghiệp theo hướng nhìn nhận mới. Bởi vậy, phải đảm bảo đội ngũ nhân viên tin tưởng rằng thương hiệu đó phù hợp với các giá trị cốt lõi và chiến lược marketing để thực hiện nhất quán. Bởi lẽ chỉ khi nội bộ đồng điệu thì mục tiêu mới có thể đạt được thành công.

    Để làm được thành công như vậy, thương hiệu cần phải:

    • Đảm bảo tất cả mọi thành viên đều có thể tham gia đóng góp suy nghĩ, ý kiến và cảm nhận của họ về sự điều chỉnh.
    • Đảm bảo mọi người thực hiện các bước chuẩn bị thay đổi nền tảng, chiến dịch truyền thông, trang web, đồng thời thông báo đầy đủ về lý do rebrand tới khách hàng mục tiêu, cộng đồng và nhà đầu tư.

    Chẳng hạn một số doanh nghiệp đã thực hiện bước triển khai này bằng cách tổ chức tiệc mừng nội bộ để tăng động lực cho khách hàng, influence hay nhà đầu tư trước khi trở thành đại sứ thương hiệu.

    Triển khai nội bộ
    Triển khai nội bộ

    4.6 Giới thiệu thương hiệu với người tiêu dùng

    Giới thiệu lại thương hiệu cần được thực hiện dứt khoát, nhanh chóng và thậm chí phải tốt hơn so với lần ra mắt ban đầu của bạn. Thay vì mục tiêu lần đầu là làm cho mọi người biết đến thương hiệu, có một chút khác biệt thì bây giờ mục tiêu chủ yếu là làm cho mọi người biết rằng thương hiệu của bạn đã thay đổi.

    Giới thiệu với mọi người lý do bạn Rebrand là gì và ý nghĩa việc này đối với phương hướng tương lai của doanh nghiệp. Hầu hết mọi người đều có xu hướng tin tưởng hơn nếu thương hiệu cung cấp thông tin minh bạch và sự thay đổi là cần thiết. Đồng thời nhấn mạnh lợi ích mà mọi người sẽ nhận được sau rebrand.

    Ngoài ra, để tránh các rắc rối về pháp lý, bạn cần đăng ký nhãn hiệu mới để bảo vệ thương hiệu trước các hành vi kiện tụng, tranh chấp hoặc những vấn đề có thể phát sinh sau này.

    4.7 Tiếp nhận phản hồi

    Chiến lược Rebrand phải tiếp tục cho đến khi khi bạn ra mắt công khai thành công thương hiệu mới, cho dù nhận được những phản ứng trái chiều từ thông báo trước đó. Cách tốt nhất để biết cảm nhận của mọi người là thực hiện tiếp nhận phản hồi từ nhóm phân khúc khách hàng, phân tích các hoạt động mới và đánh giá tác động của Rebrand lên các thị trường.

    Tái cấu trúc thương hiệu sẽ là một công việc đặc biệt quan trọng nên sẽ gây ra nỗi lo và sự sợ hãi. Nhưng đây sẽ là một cột mốc đánh dấu giai đoạn thú vị, mới mẻ trong hành trang kinh doanh của thương hiệu. Do đó chỉ cần hoàn thành đúng, nó sẽ hấp dẫn, kích thích khách hàng và mang lại giá trị tốt hơn cho mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.

    Tiếp nhận phản hồi
    Tiếp nhận phản hồi

    5. Những điều cần “nằm lòng" để thực hiện Rebrand thành công

    • Hiểu được sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu

    Trước khi làm mới thương hiệu, điều quan trọng tiên quyết là bạn phải hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị của doanh nghiệp. Đánh giá và xem xét điều gì khiến doanh nghiệp, thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt và khác biệt. Tại sao thương hiệu của bạn có thể tồn tại, và nó hướng đến những giá trị cốt lõi là gì?

    • Xây dựng chiến lược tái cấu trúc thương hiệu phù hợp

    Một thương hiệu đồng bộ, nhất quán là điều đặc biệt quan trọng, nó sẽ giúp tăng định vị thương hiệu bằng cách củng cố vị thế đã đứng trong thị trường, hấp dẫn khách hàng chất lượng cao hơn và nâng tầm giá trị trải nghiệm về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngược lại, thương hiệu sở hữu độ nhận diện không đồng nhất sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn nhanh chóng, thiếu chuyên nghiệp và đánh mất lòng tin từ khách hàng.

    Các điều cần biết khi rebrand
    Các điều cần biết khi rebrand
    • Xem xét, khai thác thị trường và đánh giá đối thủ cạnh tranh

    Trước khi Rebrand, hãy cho mọi người thấy sự chăm chỉ của doanh nghiệp. Nghiên cứu và phân tích những gì đối thủ cạnh tranh làm. Từ đó xác định phương pháp khiến thương hiệu nổi bật hơn so với các đối thủ và đề xuất giá trị cốt lõi thực sự của doanh nghiệp là gì. Điều không kém phần quan trọng nữa là thương hiệu phải thực sự phù hợp và mới mẻ.

    • Đo lường và quản lý thương hiệu

    Đổi mới thương hiệu thường phức tạp và cần cả một quá trình cố gắng nỗ lực trong khoảng thời gian dài. Nếu không có chiến lược rõ ràng, cụ thể, phương pháp đo lường đúng đắn cũng như quản lý quy trình tốt, thương hiệu có thể đi sai hướng nhanh chóng.

    • Giới thiệu về thương hiệu mới với thế giới

    Giới thiệu về thương hiệu mới của bạn là một công đoạn quan trọng trong chiến lược tái cấu trúc. Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp phải có chiến lược ra mắt phù hợp và sẵn sàng công bố minh bạch nguyên nhân Rebrand và thể hiện được câu chuyện đằng sau khi đổi mới thương hiệu.

    6. Những case study Rebrand các Marketer nên tham khảo

    Sau đây là 2 case study đã nhận được phản hồi tích cực và 1 case study nhận phản hồi tiêu cực về Rebranding mà Marketer có thể rút ra bài học cho mình trong quá trình thay đổi.

    • Burger King

    Sau hơn hai thập kỷ, lần đầu tiên Burger King có sự đổi mới lớn về bộ nhận diện thương hiệu. Thương hiệu đã cải tiến logo cũ theo phong cách đậm chất cổ điển và tối giản. Đại diện Burger King ví von rằng “Không có những chiếc bánh nào sáng bóng và thực phẩm cũng không có màu xanh lam, do đó logo hiện tại cần phải thay đổi”.

    Thay đổi từ logo cũ đậm chất cổ điển
    Thay đổi từ logo cũ đậm chất cổ điển

    Nhãn hàng quay trở lại với logo đã được sử dụng trong khoảng thời gian 1965 - 1998 và thiết kế phông chữ và tỷ lệ để bộ nhận diện phù hợp với thị hiếu hiện nay hơn. Không chỉ vậy, thương hiệu còn thay đổi từ đồng phục nhân viên, bao bì sản phẩm cũng như thiết kế trang trí. Bên cạnh đó, màu sắc được đổi thành bộ màu được lấy cảm hứng từ món biểu tượng của nhãn hàng “Whopper” là cam - nâu - đỏ - vàng - xanh lá.

    Burger King muốn truyền tải qua sự làm mới lần này đến người tiêu dùng rằng thay vì thức ăn “nhanh”, trong những năm tới họ sẽ tập trung hơn vào chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm “thân thiện” hơn, sử dụng những nguyên liệu xanh, sạch cho sức khỏe, không chất phụ gia như những gì logo mới thể hiện.

    • Viettel

    Ngày 7/01/2021, Viettel đã chính thức công bố bộ nhận diện hoàn toàn mới, bao gồm slogan, logo và màu sắc. Trong đó, thay vì bộ màu trắng - vàng - xanh hiện tại trong suốt 16 năm qua đã được thay đổi thành bộ màu đỏ hoàn toàn mới nhằm thể hiện đam mê, sức trẻ, đồng thời là biểu tượng cho màu cờ tổ quốc và niềm tự hào dân tộc.

    Slogan của Viettel cũng được thay đổi thành "Theo cách của bạn". Về lần Rebrand này, Tổng giám đốc Viettel chia sẻ rằng: “Trước đây Viettel phục vụ theo yêu cầu đề ra từ khách hàng, nhưng bây giờ Viettel không đợi khách hàng nói ra mà tự thấu hiểu và phục vụ nhờ công nghệ tự động hóa, 4.0, Big Data, AI,....

    Thay đổi bộ nhận diện hoàn toàn mới
    Thay đổi bộ nhận diện hoàn toàn mới

    Lý do của lần thay đổi này là tái định vị chiến lược phát triển, Viettel khẳng định không phải là một nhà cung cấp hệ thống mạng viễn thông đơn thuần, mà sẽ là đơn vị với sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo xã hội kỹ thuật số”.

    • GAP

    Sau cuộc khủng hoảng tài chính, GAP nhận thấy cần có những đổi mới để tạo dấu ấn và họ chọn Rebranding. Tuy nhiên, lần tái cấu trúc này nhận phải nhiều luồng ý kiến trái chiều và sự chỉ trích đến từ chính khách hàng trung thành của thương hiệu. Vì vậy chỉ sau 6 ngày công bố, GAP đã phải quay lại với logo cũ.

    Lý do cho đợt phản ứng này xuất phát từ GAP đã “không báo trước” công bố logo mới. Nhãn hàng chỉ đăng hình ảnh logo mới hay những chiến dịch truyền thông đi kèm. Bên cạnh đó là thiết kế của logo mới không thật sự ấn tượng dưới nhận thức của khách hàng.

    GAP quay trở lại bộ nhận diện với logo cũ
    GAP quay trở lại bộ nhận diện với logo cũ

    Bài học rút ra trong chiến dịch Rebrand là gì? Đó là mặc dù nó là chiến lược cần thiết nhưng cũng là hoạt động vĩ mô cùng với nhiều thử thách, Rebranding không nên khác biệt hoàn toàn, mà nên kế thừa, cải tiến dần dần những “dấu ấn” cũng như yếu tố lôi kéo khách hàng trung thành và phải có chiến lược giới thiệu phù hợp đi kèm. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về thuật ngữ Rebrand thường được nhắc tới trong giới Marketer nhé.

    Giữ vai trò lãnh đạo trong công ty, tôi mong muốn góp phần gia tăng cơ hội cạnh tranh thương hiệu Việt thông qua cánh cửa thần kỳ internet.

    CEO Hứa Thiện Vương

    Chia sẻ về dự án!

    Hãy chia sẻ những yêu cầu cơ bản về dự án của bạn để có được báo giá phù hợp từ Cánh Cam.