Màu sắc thương hiệu mang ý nghĩa gì? Tầm quan trọng của việc lựa chọn màu thương hiệu

Màu sắc thương hiệu mang ý nghĩa gì? Tầm quan trọng của việc lựa chọn màu thương hiệu

Nội dung bài viết

    Màu sắc thương hiệu truyền tải khách hàng hiểu hơn về thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua các bài đánh giá cho thấy khách hàng cảm thấy thân quen hơn khi tiếp cận với màu sắc thương hiệu. Hiện nay, các thương hiệu cũng bắt đầu chú trọng đến màu sắc để giúp sự liên tưởng gắn chặt hơn thương hiệu của họ. Vậy màu nào phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

    1. Màu sắc quan trọng như thế nào đối với thương hiệu

    Màu sắc thương hiệu chính là yếu tố làm toát lên nét đặc trưng của thương hiệu và để lại ấn tượng với khách hàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy khách hàng tiếp cận và ghi nhớ thương hiệu thông qua màu sắc và từ đó chú ý đến tên tuổi của họ. Do đó, mỗi màu sẽ phù hợp với một công ty, cũng như một ngành nghề kinh doanh riêng.

    Màu sắc khi áp dụng vào bộ nhận diện thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. Việc chọn màu sắc phù hợp vừa thể hiện tính thẩm mỹ cao đồng thời đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, việc sử dụng màu sắc làm nổi bật được đặc trưng và điểm mạnh lĩnh vực mà bạn hoạt động.

    Lựa chọn màu sắc phù hợp cho thương hiệu sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và tạo bản sắc riêng trên thị trường. Những màu sắc này giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn giữa các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, đây là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, màu sắc của thương hiệu cũng góp phần không nhỏ vào sự liên tưởng giữa công ty và khách hàng của họ.

    Tầm quan trọng của việc lựa chọn màu thương hiệu
    Tầm quan trọng của việc lựa chọn màu thương hiệu

    Tầm quan trọng của việc lựa chọn màu thương hiệu

    2. Tìm hiểu về màu sắc thương hiệu của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới

    Theo các chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu và phân tích màu sắc thương hiệu nổi tiếng để lấy dữ liệu, những con số này nói lên màu sắc phổ biến mà các thương hiệu thường sử dụng và áp dụng cho logo của họ.

    Màu xanh dương dường như là màu đứng đầu khi hầu hết các doanh nghiệp trong số top 100 hàng đầu ưa chuộng sử dụng, cụ thể là 33%. Màu đỏ là màu tiếp theo được các doanh nghiệp ưa chuộng khi chiếm 29% theo khảo sát. Màu đen và xám xếp ở vị trí tiếp theo với 28% lựa chọn và cuối cùng là 13% trên tỷ lệ khảo sát sử dụng màu vàng và đồng.

    Có một sự thật thú vị là 95% trong số 100 thương hiệu hàng đầu phối hợp sử dụng một hoặc hai tông màu. Điều này giải thích các thương hiệu cố gắng đơn giản hóa và làm cho thương hiệu không bị rối mắt. Ngoài ra, nó còn giúp dễ dàng nhận diện thương hiệu và làm cho màu sắc thương hiệu dễ nhớ hơn. Chữ dần không trở nên quá quan trọng trong thiết kế logo nó chỉ chiếm 41% , còn lại yếu tố màu sắc được các

    Theo nghiên cứu, có tới 9% doanh nghiệp không có tên thương hiệu của họ trong logo nhận diện công ty. Điều này cho thấy màu sắc rất quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Nó giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn là nhớ một cái tên hay hình dáng logo không rõ ràng.

    Tìm hiểu về màu sắc thương hiệu của 100 thương hiệu hàng đầu trên thế giới
    Tìm hiểu về màu sắc thương hiệu của 100 thương hiệu hàng đầu trên thế giới

    3. Ý nghĩa màu sắc thương hiệu phù hợp với từng doanh nghiệp

    Mỗi màu sắc có một sức hút khác nhau đối với con người, mắt người có thể cảm nhận được hàng tỷ màu sắc, nhưng chúng chủ yếu được chia thành 2 nhóm màu: nhóm màu nóng và nhóm màu lạnh. Màu ấm được liên tưởng với những thứ có nhiều năng lượng, rất nhiệt huyết và màu lạnh có vẻ ôn nhu và thường mang tính điềm đạm hơn.

    Nhưng những màu này ảnh hưởng như thế nào khi các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng và nó có ý nghĩa gì? Dưới đây là một số tổng hợp về ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo, giúp bạn có thể lựa chọn màu sắc phù hợp với doanh nghiệp của mình.

    3.1 Màu đỏ nhiệt huyết

    Màu đỏ có nhiều mức độ, ý nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh. Do đó, các thương hiệu có thể lựa chọn nó để truyền tải thông điệp mà công ty đang hướng tới. Đại diện cho khí chất mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, màu đỏ thu hút sự chú ý của mọi người. Do đó, nó có thể được sử dụng để tượng trưng cho sự tin tưởng, sức mạnh và uy quyền. Theo nghiên cứu, 29% trong số các thương hiệu hàng đầu toàn cầu đã sử dụng màu đỏ làm màu thương hiệu để nhận diện thương hiệu của họ.

    • Ngành phổ biến: Ô tô, Thực phẩm, Nông nghiệp, Cơ khí.
    • Ngành không phổ biến: Tài chính, Hàng không
    Những thương hiệu có logo màu đỏ
    Những thương hiệu có logo màu đỏ

    3.2 Màu tím huyền bí

    Màu tím là một gam màu nhẹ nhàng, không quá sặc sỡ nhưng vẫn truyền tải được cảm giác quý phái và trung thành. Nó cũng là màu đại diện cho sự nữ tính, hoài cổ và nhạy cảm. Do đó, các ngành có đối tượng là khách nữ thường chọn màu tím làm màu hương hiệu.

    • Ngành phổ biến: Công nghệ, Tài chính, Y tế
    • Không phổ biến: Ngành năng lượng, Ngành nông nghiệp
    Một số thương hiệu có logo màu tím
    Một số thương hiệu có logo màu tím

    3.3 Màu xanh dương thể hiện sự tin tưởng

    Màu xanh dương là màu sắc mà nhiều thương hiệu lớn ưa thích sử dụng là sắc thái nhận diện do tính linh hoạt của nó. Đây là màu tượng trưng cho sự an toàn, đáng tin cậy và trung thực. Theo nghiên cứu, 33% các thương hiệu nổi tiếng thế giới đã chọn màu xanh dương làm màu thương hiệu của họ.

    • Ngành phổ biến: Hàng không, Năng lượng, Tài chính, Chăm sóc sức khoẻ, Công nghệ, Nông nghiệp.
    • Không phổ biến: Ăn uống
    Những số thương hiệu có logo màu xanh dương
    Những số thương hiệu có logo màu xanh dương

    3.5 Màu xanh lá tươi mát

    Màu xanh lá cây là màu mang 2 ý nghĩa phổ biến: môi trường tự nhiên và tài sản, tài chính và của cải. Đó là lý do tại sao nó được sử dụng làm màu thương hiệu cho nhiều ngân hàng và công ty tài chính khác nhau. Để chọn màu xanh lá cây phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bạn nên biết rằng màu xanh nhạt tượng trưng cho sự phát triển và đổi mới. Trong khi đó, màu xanh đậm đại diện cho tiền và tài sản.

    • Các ngành phổ biến: Tài chính, Năng lượng, Ẩm Thực , Công nghệ, Thiết bị gia dụng
    • Không phổ biến: Ô tô, Hàng không
    Một số thương hiệu có logo màu xanh lá cây
    Một số thương hiệu có logo màu xanh lá cây

    3.6 Màu vàng nổi bật

    Màu này đại diện cho sự tích cực, niềm vui, ánh nắng mặt trời, sự sáng tạo và động lực. Theo nghiên cứu, 13% công ty hàng đầu đã chọn màu vàng làm màu thương hiệu cho họ. Tuy nhiên, một số sắc thái thuộc tone màu vàng nên được kiểm tra trước khi được sử dụng để xây dựng thương hiệu.

    • Ngành phổ biến: Ẩm thực, Năng lượng, Dụng cụ gia dụng
    • Không phổ biến: Thời trang, Công nghệ, Tài chính, Ô tô
    Một số thương hiệu có logo màu xanh vàng
    Một số thương hiệu có logo màu xanh vàng

    3.7 Màu da cam tràn đầy sức sống

    • Màu cam là sự pha trộn giữa độ ấm của màu đỏ và độ sáng của màu vàng. Màu cam thể hiện sự hoạt bát và năng động, thường được phản ánh trong các sản phẩm có chứa vitamin C. Do đó, màu cam được chọn làm màu thương hiệu để thể hiện sự tươi mát và sức khỏe. với những sản phẩm, dịch vụ hướng đến đối tượng người dùng trẻ trung năng động và xa xỉ rất thích hợp với màu sắc này.
    • Phổ biến: Công nghệ, Chăm sóc sức khỏe
    • Không phổ biến: Hàng không, Ô tô, Tài chính, Năng lượng
    Một số thương hiệu có logo màu xanh cam
    Một số thương hiệu có logo màu xanh cam

    3.8 Màu nâu ổn định và vững vàng

    Màu nâu đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ và tự nhiên hoặc các sản phẩm làm đẹp. Vì màu nâu tượng trưng cho sự bền bỉ và thuần khiết. Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng màu này làm màu thương hiệu vì nó dễ liên tưởng đến sự kém sạch sẽ đối với khách hàng.

    • Phổ biến: Quần áo, Nông nghiệp, Ô tô
    • Không phổ biến: Tài chính, Công nghệ, Hàng không
    Một số thương hiệu có logo màu xanh nâu
    Một số thương hiệu có logo màu xanh nâu

    3.9 Màu trắng thanh lịch

    Màu trắng trong màu sắc của thương hiệu liên tưởng đến sự đơn giản, nguyên vẹn và tinh khiết. Do đó, Apple là một ví dụ về thương hiệu sử dụng màu trắng để nhận diện thương hiệu. Màu trắng thể hiện sự đơn giản về cấu tạo và chức năng của sản phẩm Apple

    • Ngành phổ biến: May mặc, Thời trang, Y tế.
    • Không phổ biến: Thực phẩm, Tài chính
    Apple chọn sử dụng màu trắng để nhận diện thương hiệu của mình
    Apple chọn sử dụng màu trắng để nhận diện thương hiệu của mình

    3.10 Màu đen sang trọng

    Màu đen là màu đại diện cho sự quyền quý, quyền lực và sang trọng nhưng cũng được coi là màu của sự xui xẻo. Do đó, các thương hiệu chọn màu đen làm màu thương hiệu thường cần kết hợp với các màu tương phản như trắng, vàng để nhấn mạnh thông điệp mà thương hiệu đang muốn truyền tải. Theo nghiên cứu, 28% các công ty hàng đầu thế giới sử dụng màu đen hoặc xám cho thương hiệu của họ.

    • Phổ biến: Thời trang, Ô tô, Công nghệ,
    • Không phổ biến: Tài chính, Năng lượng, Hàng không, Thực phẩm, Chăm sóc sức khỏe
    Một số thương hiệu có logo sử dụng màu đen
    Một số thương hiệu có logo sử dụng màu đen

    Trên đây, Cánh Cam đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về màu sắc thương hiệu giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng màu sắc trong xây dựng thương hiệu. Đừng quên tham khảo các bài viết hữu ích khác của chúng tôi về marketing và branding để cập nhật thêm cho mình những kiến thức mới nhé.

    Giữ vai trò lãnh đạo trong công ty, tôi mong muốn góp phần gia tăng cơ hội cạnh tranh thương hiệu Việt thông qua cánh cửa thần kỳ internet.

    CEO Hứa Thiện Vương

    Chia sẻ về dự án!

    Hãy chia sẻ những yêu cầu cơ bản về dự án của bạn để có được báo giá phù hợp từ Cánh Cam.