“Social” đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong thời đại công nghệ số, social xuất hiện trong mọi lĩnh vực – từ kinh doanh, truyền thông, giáo dục đến cả đời sống hằng ngày. Vậy ” Social là gì? Tại sao nó lại có sức ảnh hưởng đến công việc, tương tác và cả đời sống hàng ngày của chúng ta vậy? Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được “Social là gì?”.
Social là gì? Social trong bối cảnh truyền thông hiện đại
Từ khóa ” Social” có nghĩa là liên quan đến “xã hội” hoặc ” thuộc về xã hội”, khái niệm “social” luôn được hiểu là sự tương tác giữa con người với nhau, dựa trên một nền tảng và ảnh hưởng lẫn nhau trong một môi trường chung. Thuật ngữ này được dùng để mô tả các hoạt động, hành vi, mối quan hệ hoặc sự tương tác giữa con người trong bối cảnh cộng đồng hoặc tập thể.

Phân biệt Social Media & Social Network là gì?
Social Media là gì?
Social Media (truyền thông xã hội) là nền tảng trực tuyến cho phép người dùng sáng tạo, chia sẻ – tiêu thụ nội dung và tương tác với cộng đồng. Nội dung có thể dưới dạng bài viết, hình ảnh, bình luận, video, âm thanh,…Đây là kênh truyền tải thông tin, phục vụ mục đích xây dựng thương hiệu, truyền thông, giải trí, giáo dục hoặc thương mại,…
Một số nền tảng phổ biến: YouTube, TikTok, Instagram, Facebook (dưới góc độ chia sẻ nội dung, hình ảnh, video ngắn,…)

Ưu điểm của Social Media
- Tiếp khả năng tiếp cận: Cho phép doanh nghiệp, người dùng cá nhân có thể tham gia sáng tạo, chia sẻ kiến thức hay sản phẩm đến hàng triệu người dùng trên toàn cầu với chi phí thấp.
- Đa dạng nội dung: Hỗ trợ đa dạng nội dung từ văn bản, hình ảnh, video,… phù hợp cho mọi đối tượng.
- Thúc đẩy sáng tạo: Khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung độc đáo, mang lại giá trị tích cực từ các nền tảng như video (TikTok), đến bài viết blog (Facebook).
- Tương tác thời gian thực: Một số doanh nghiệp và cá nhân có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng hoặc người theo dõi tài khoản thông qua bình luận, tin nhắn,….
Nhược điểm của Social Media
- Thông tin sa lệch và tin giả: Nội dung kém chất lượng, không được kiểm chứng được lan truyền tin giả một cách nhanh chóng.
- Áp lực cạnh tranh: Nội dung cần sáng tạo liên tục để giữ sự chú ý của người dùng, khó nổi bật được giữa hàng triệu nội dung được đăng tải mỗi ngày.
- Phụ thuộc vào nền tảng: Một nội dung có thể bị giới hạn hiển thị bởi thuật toán hoặc chính sách của nền tảng.
- Tác động tâm lý người dùng: Một bình luận tiêu cực có thể lan truyền nhanh chóng gây lo âu, cảm giác tự ti khi so sánh với người khác.
- Vấn đề bảo mật quyền riêng tư: Thông tin người dùng có thể dễ bị lạm dụng hoặc rò rỉ nhằm phục phụ cho mục đích xấu.
Social Network là gì?
Social Network (mạng xã hội) là nền tảng giúp người dùng xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa cá nhân, nhóm, hoặc một tổ chức. Người dùng tạp hồ sơ cá nhân, kết nối với bạn bè, đồng nghiệp hoặc người có cùng sở thích, mục tiêu, và thực hiện tương tác thông qua tin nhắn, bình luận, hoặc chia sẻ thông tin hữu ích, hỗ trợ kết nối giữa các thành viên.

Ưu điểm của Social Network
- Kết nối xã hội: Giúp duy trì liên lạc với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp từ bất kể khoảng cách địa lý.
- Xây dựng mạng lưới nghề nghiệp: Tìm kiếm cơ hội việc làm (LinkedIn), doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng và kết nối để tạo cơ hội làm việc chuyên nghiệp.
- Thúc đẩy cộng đồng và nhóm: Tạo không gian tương tác theo sở thích, mục tiêu chung (Ví dụ: Các nhóm yêu đọc sách, âm nhạc,…).
- Giao tiếp dễ dàng: Hỗ trợ nhắn tin, gọi điện hoặc chia sẻ trực tiếp, tạo một không gian tương tác từ người thân đến bạn bè.
- Cá nhân hóa: Các thuật toán ưu tiên nội dung từ người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Giúp người dùng có thể kiểm soát danh sách bạn bè, nội dung hiển thị phù hợp theo nhu cầu cá nhân.
Nhược điểm của Social Network
- Thông tin sai lệch: Người dùng chia sẻ nội dung không chính xác, chưa được kiểm chứng gây hoang mang cho cộng đồng.
- Rủi ro lan truyền quyền riêng tư: Thông tin cá nhân của người dùng dễ bị khai thác, có thể dẫn đến bị lạm dụng phục vụ cho mục đích xấu nếu không cài đặt bảo mật cẩn thận.
- Phụ thuộc vào công nghệ: Quá phụ thuộc vào Social Network có thể làm giảm kỹ năng giao tiếp trực tiếp với mọi người xung quanh (Người dùng chỉ giao tiếp qua văn bản hoặc âm thành qua các ứng dụng mạng xã hội, thông qua Email, Facebook,Zalo,…).
Các nền tảng Social phổ biến tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đến tháng 1 năm 2025 là trên 75% tổng dân số, tương đương với 76,2 triệu người dùng mạng xã hội. Các nền tảng phổ biến bao gồm:

Social nội địa của Việt Nam
- Mocha: Được ra mắt nào tháng 4 năm 2015, bởi Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Mocha hướng đến phục vụ người dùng Việt Nam, đặt biệt là giới trẻ, bằng cách tích hợp nhiều tiện ích trong ứng dụng như: Gửi tin nhắn, nghe nhạc, tích hơp nội dung số,…
- Lotus: Là nền tảng mạng xã hội nội địa của Việt Nam, được phát triển bởi Công ty cổ phần VCCrop, Lotus được VCCrop chính thức ra mắt bản dùng thử beta tại Hà Nội. Hướng đến trở thành mạng xã hội ” Made in VietNam” phục vụ nhu cầu người dùng trong nước. Lotus tập trung vào nội dung tin tức chất lượng, blog, kết nối cộng đồng.
- Zalo: Là ứng dụng hoạt động trên các nền tảng di động, máy tính,…Được phất triển bởi Công ty Cổ phần VNG, một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ lớn nhất Việt Nam. Đây là một trong những mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng quốc tế (Facebook, Messenger,….). Với giao diện thân thiện, bảo mật cao, Zalo là nền tảng nội địa thành công nhất với các tính năng nổi bật như: nhắn tin, gọi thoại, gọi video chất lượng cao. Được tích hợp nhiều tính năng hữu ích cho doanh nghiệp, tổ chức, thương hiệu để truyền thông và chăm sóc khách hàng như chatbot, gửi tin broadcast,.. Và tính năng đặc biệt là ví điện tử “Zalo Pay” cho phép người dùng thanh toán online, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn.
Là các nền tảng nội địa thường được hỗ trợ bởi chính phủ để thúc đẩy công nghệ trong nước, nhưng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền tảng quốc tế.
Social quốc tế du nhập vào Việt Nam
Cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội do người Việt Nam phát triển, với mục đích phụ vụ nhu cầu của người Việt. Ngoài ra các nền tảng Social Media (mạng xã hội) phổ biến trên thế giới cũng có sức ảnh hưởng tại Việt Nam như:
- Facebook: là nền tảng mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Là nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam cho phép người dùng kết nối bạn bè, gia đình, chia sẻ hình ảnh, tham gia cộng đồng, chia sẻ kiến thức,…Được các doanh nghiệp sử dụng để quản ba sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chạy quảng cáo,…
- Instagram: Là nền tảng chia sẻ hình ảnh, video, được nhiều người ưa chuộng đặc biệt là thế hệ trẻ. Với giao diện đẹp, phù hợp với xu hướng, được sử dụng xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc các doanh nghiệp (quán cà phê, thương hiệu thời trang) sử dụng Instagram để đăng tải các nội dung thu hút người dùng, chạy quảng cáo qua Instagram Ads.
- Youtube: Là nền tảng chia sẻ video, cung cấp nội dung từ giải trí, giáo dục, đến các vlog cá nhân. Người dùng xem video về phim, vlog du lịch, ẩm thực, video hướng dẫn học tập. Các doanh nghiệp sử dụng Youtube để đăng tải video quảng cáo để xây dựng thương hiệu với nội dung đa dạng và khả năng truy cập trên mọi thiết bị.
- TikTok: Là nền tảng mới xuất hiện trong những năm gần đây với loại hình giải trí sáng tạo video ngắn. Người dùng sáng tạo ra video có nội dung ngắn gọn, dễ tiếp cận, thuật toán thông minh phù hợp với sở thích. Các sàn thương mại tận dụng TikTok để quảng bá và xây dựng thương hiệu (Livestream bán hàng, sản xuất video quảng cáo thương hiệu).
Lợi ích khi sử dụng Social là gì?
Kết nối giao tiếp toàn cầu
“Social” – đặc biệt là nền tảng mạng xã hội đóng vai trò kết nối giữa con người trên toàn thế giới với bất kể khoảng cách địa lý. Tạo ra một không gian không có khoảng cách khi trò chuyện, học hỏi, chia sẻ thông tin với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, trong thời gian thực. Giúp người dùng luôn giữ liên lạc với gia đình, bạn bè dù ở xa, tham gia các cộng đồng có chung sở thích để có thể gặp gỡ những người mới từ khắp nơi trên đất nước và thế giới thông qua các nền tảng như (Facebook, Instagram, Zalo,….) và các hashtag trên Facebook, Instagram hoặc Twitter/X.

Xây dựng thương hiệu và marketing mạnh mẽ
Social đã trở thành nền tảng không thể thiếu trong chiến lược cách mạng hóa doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trong các chiến lược marketing hiện đại. Với khả năng thu hút, lna tỏa nhanh và chi phí hợp lý giúp các doanh nghiệp:
Tăng độ nhận diện thương hiệu: Các thương hiệu sử dụng các nền tảng như : Facebook, Intagram, gần đây nhất là TikTok để sáng tạo nội dung, thu hút người xem và theo dõi.
Tương tác trực tiếp với khách hàng: Trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp sử dụng các tính năng trả lời tin nhắn với đội ngũ tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp cho khách hàng. Và sử dụng tính năng LiveStream để có thể tương tác trực với khách hàng tư vấn cụ thể về sản phẩm từ tin nhắn và bình luận để xây dựng lòng tin cảu khách hàng.
Nắm bắt xu hướng: Doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để sản xuất ra các bài biết, video ngắn có nội dung theo xu hướng nhưng vẫn nói lên được lợi ích của sản phẩm để khách hàng hiểu về sản phẩm.
Giáo dục và học tập
Việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết thông qua các nền tảng như Youtube, Facebook, LinkedIn Learning,… Social là nguồn tài nguyên học tập phong phú,giúp học sinh, sinh viên trao đổi tài liệu, kinh nghiệm đã trở thành môi trường học tập hữu ích cho hàng triệu người. Không chỉ dừng ở việc học tập, việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn mở ra cơ hội nghề nghiệp, kết nối cộng đồng chuyên môn.
Lan tỏa thông tin và truyền thông
Các nền tảng mạng xã hội không chỉ giúp mua sắm, học tập, chia sẻ kiến thức,… mà còn à nơi truyền cảm hứng, lan tỏa điều tích cực, là nơi khơi nguồn cho những phong trào xã hội, chiến dịch cộng đồng, hoạt động thiện nguyện mang lại giá trị nhân văn.
Social là sân chơi cho sự sáng tạo. Người dùng, tổ chức hay doanh nghiệp có thể tạo ra những video ngắn, viết blog trên các nền tảng cùng với những hashtag có các chiến dịch như:
- #VungCao
- #healthy
- #xuhuong
- #VìMộtViệtNamXanh
- #BlackLivesMatter (chống phân biệt chủng tộc)
- #GreenLiving (bảo vệ môi trường)
Thách thức khi sử dụng Social là gì?
Social là một hệ sinh thái mở, nơi mà bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng có thể tạo nội dung, video và liên truyền trên mạng xã hội chỉ vài thaoo tác nhấp chuột.

Tin giả và thông tin sai lệch
Một trong những thử thách lớn nhất đó là sự lan truyền nhanh chống của tin giả và thông tin sai lệch. Một bài đăng hoặc video không được kiểm xác thực thông tin, có thể lan truyền đến hàng triệu người dùng trong vài giờ dẫn đến việc bùng nổ tin giả, gây ra hậu quả nghiêm trọng:
- Thông tin sai lệch về dịch bệnh, thuốc chữa bệnh, thiên tai có thể làm người dùng hoang mang.
- Thông tin giả về sản phẩm, dịch vụ của cá nhân/ doanh nghiệp được lan truyền khi chưa được các cơ quan có chức năng xác thực dẫn đến việc tổn hại đến danh tiếng, uy tín của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Các thông tin sai lệch về chính trị hoặc xã hội cùng với các chiến dịch thao túng dư luận trên quy mô quốc gia
- Các thông tin sai lệch, có tư tưởng chống phá tổ chức chính thống, các chiến dịch nhằm thao túng và định hướng dư luận về chính trị, xã hội với quy mô lớn có thể làm gia tăng mâu thuẫn trong cộng đồng, gây nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đời an sinh xã hội, để lại nhiều hệ lụy khó lường.
Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu
Social thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân, lịch sử truy cập, đến sở thích người dùng,…Để phân tích và đề xuất thông tin theo sở thích xem của người dùng. Một trong những vấn đề nhức nhói nhất khi sử dụng dữ liệu là việc mất kiểm soát, có thể bị lạm dụng nếu không được bảo vệ đúng cách trên các kênh social.
Người dùng cá nhân vô tình cung cấp quá nhiều dữ liệu cá nhân cho các nền tảng mạng xã hội mà không tìm hiểu kỹ điều khoản sử dụng. Điều này dẫn đến tạo điều kiện cho những đối tượng có hành vi lạm dụng dữ liệu để thực hiện mục đích xấu.
Doanh nghiệp có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu khách hàng, lộ thông tin chiến lược nếu không đảm bảo được an ninh hệ thống.
Dẫn đến mất lòng tin của các nhân hoặc doanh nghiệp có thể e ngại khi chia sẻ thông tin, và thiếu cảm giác an toàn.
Quản trị danh tiếng cá nhân và thương hiệu
Việc dễ dàng nâng cao hình ảnh của cá nhân, doanh nghiệp hay một tổ chức trên mạng xã hội thành công, nhưng mặt khác mạng xã hội cũng có thể phá hủy toàn bộ uy tín, doanh tiếng, công việc chỉ sau một scandal.
Ví dụ: Một cá nhân đăng tải một nội dung phản cảm lên mạng xã hội, bị cộng đồng mạng lên án, dẫn đến mất việc hoặc cơ hội nghề nghiệp.
Một doanh nghiệp bị khách hàng “bóc phốt” về một sản phẩm trên một nền tảng mạng xã hội dẫn đến người dùng tẩy chay tất cả sản phẩm từ doanh nghiệp đó.
Đạo đức & Văn hóa ứng xử trên môi trường số
Mạng xã hội là môi trường tự do ngôn luận được phát huy một cách mạnh mẽ nhất, nhưng đây cũng là môi trường dễ phát sinh tình trạng ngôn từ kích động, thù hận, phân biệt, kỳ thị chủng tộc, tôn giáo hoặc văn hóa dẫn đến gia tăng sự phân cực khi người dùng chỉ tiếp xúc với những ý kiến đồng thuận của mình, tạo ra ” hiệu ứng buồng vang” trên không gian mạng. Các nhóm người dùng có quan điểm khác nhau dễ xảy ra tranh cãi và mâu thuẫn cộng đồng. Các cuộc thảo luận về một chủ đề không lành mạnh có thể làm thêm chia rẽ xã hội. Ngày càng phổ biến thì trạng bắt nạt, bình luận ác ý qua mạng, đặc biệt là trong môi trường học đường và giới trẻ.
Tác động đến sức khỏe tâm lý
Việc sử dụng Social quá mức hoặc không lành mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng:
- Nghiện mạng xã hội: Người dùng có thể dành rất nhiều thời gian trong một ngày để tham gia mạng xã hội như TikTok, Facebook,…Nghiện “tương tác ảo” như like, share comment có thể dẫn đến lệ thuộc vào sự công nhận ảo, gây mất cần bằng thời gian trong cuộc sống
- Áp lực xã hội: Nhìn thấy những nội dung ” lung linh” về cuộc sống của người khác trên mạng hoặc những nội dung không thực tế có thể khiến người dùng cảm thấy tự ti, cảm thấy thua kém có thể dẫn đến trầm cảm.
- Cô lập xã hội thực tế: Việc dành quá nhiều thời gian trong một ngày online trên mạng xã hội có thể làm giảm sự tương tác trực tiếp với gia đình và bạn bè.
Xu hướng phát triển trong tương lai của Social là gì?
Các xu hướng như video ngắn, cá nhân hóa bằng trí tuệ nhân tạo (AI), và thương mại điện tử tích hợp sẽ tiếp tục định hình Social Media, tạo ra một không gian trực tuyến đa dạng . Để tận dụng tối đa lợi ích, người dùng, doanh nghiệp, và các nền tảng cần sử dụng Social Media một cách có trách nhiệm, tuân thủ quy định và pháp lý về an ninh mạng của nước sở tại, và tập trung vào việc xây dựng cộng đồng tích cực. Social Media không chỉ là công cụ, mà còn là cầu nối văn hóa, kinh tế và xã hội, hứa hẹn tiếp tục phát triển và ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới.
Tính năng cá nhân hóa thông quan trí tuệ nhân tạo (AI) trên các social ngày càng trở nên thông minh, các thuật toán không chỉ đề xuất nội dung dựa trên sở thích xem mà còn dự đoán được hành vi người dùng để cá nhân hóa tin tức, giải trí, thương mại. Social còn mang lại cơ hội như tăng cường giao tiếp, hỗ trợ marketing hiệu quả, thúc đẩy sáng và cung cấp nguồn tài nguyên giáo dục. AI có thể tạo bài đăng, chỉnh sửa nội dung, video, hoặc thay cá nhân/doanh nghiệp viết caption, giúp tiết kiệm thời gian sáng tạo.
Kết luận
Social không chỉ là những nền tảng mà chúng ta sử dụng học tập, giải trí, xây dựng thương hiệu, mà là một hệ sinh thái phức tạp, nơi con người, công nghệ và văn hóa giao thoa. Nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc, từ việc phân tích dữ liệu để tối ưu hóa nội dung, đến việc nhận thức về tác động xã hội của từng bài đăng. Hiểu được social là gì không chỉ giúp chúng ta sử dụng nó hiệu quả hơn, mà còn mở ra cơ hội định hình thế giới theo cách riêng của mình.
>> Xem thêm Hướng dẫn tích hợp Facebook Messenger vào website
>> Xem thêm Khung giờ vàng đăng bài facebook